Chiến tranh Kim – Tống
Chiến tranh Kim – Tống

Chiến tranh Kim – Tống

Nhà KimĐông Hạ (1233)Nhà Tống
Đế quốc Mông Cổ (1233–34)Đế quốc Mông Cổ (1211–33)Chiến tranh Kim–Tống là một loạt các cuộc xung đột giữa triều đại nhà Kim (1115–1234) của người Nữ Chân và triều đại nhà Tống (960–1279) của người Hán. Năm 1115, các bộ lạc Nữ Chân nổi dậy, chống lại lãnh chúa của họ là những người Khiết Đan cùng triều đại nhà Liêu (907–1125) và tuyên bố khai sinh nhà Kim. Khi liên minh với nhà Tống để chống lại kẻ thù chung là nhà Liêu, nhà Kim hứa sẽ trả lại cho nhà Tống khu vực Yên Vân thập lục châu, vốn đã nằm dưới sự kiểm soát của nhà Liêu từ năm 938. Người Hán đồng ý thỏa thuận nhưng việc người Nữ Chân nhanh chóng đánh bại quân Liêu kết hợp với những thất bại quân sự liên tiếp của quân Tống đã khiến hành động nhượng lãnh thổ của nhà Kim trở nên rất miễn cưỡng. Sau hàng loạt cuộc đàm phán khiến cả hai bên đều chán nản, người Nữ Chân tấn công nhà Tống vào năm 1125. Họ điều động một cánh quân đến Thái Nguyên và một cánh quân khác tới kinh đô Biện Kinh (Khai Phong ngày nay) của nhà Tống.Bất ngờ khi nghe tin về cuộc xâm lược, tướng Tống là Đồng Quán rút lui khỏi Thái Nguyên trước khi nơi này bị bao vây và chiếm đóng. Khi nhánh quân Kim thứ hai tiến đến kinh đô, Tống Huy Tông buộc phải thoái vị và chạy về phía nam. Triệu Hoàn, con trai cả của Huy Tông lên ngôi, miếu hiệu Tống Khâm Tông. Quân Kim bao vây Khai Phong vào năm 1126, Khâm Tông đã phải thương lượng để người Nữ Chân rút quân khỏi kinh đô bằng cách chấp nhận bồi thường một khoản tiền lớn hàng năm. Ngay sau đó, Khâm Tông bội ước và chia quân Tống bảo vệ các châu quận thay vì cố thủ kinh đô. Quân Kim tiếp tục tấn công và một lần nữa vây ráp Khai Phong vào năm 1127. Họ bắt sống Khâm Tông cùng nhiều thành viên hoàng tộc và các quan lại cấp cao của triều đình nhà Tống trong sự kiện Tĩnh Khang chi biến. Sự kiện trên đánh dấu giai đoạn Trung Quốc bị chia làm hai, phía Bắc là nhà Kim và phía Nam là nhà Tống. Tàn dư hoàng tộc nhà Tống di tản về miền Nam Trung Quốc và sau một thời gian lưu trú ở một số kinh đô tạm thời, họ quyết định dừng chân tại Lâm An (nay là Hàng Châu). Cuộc di tản cũng chính là dấu mốc phân định triều đại nhà Tống thành hai thời kỳ: Bắc Tống và Nam Tống.Người Nữ Chân cố gắng chinh phục miền nam Trung Quốc vào những năm 1130 nhưng bị sa lầy bởi cuộc nổi dậy của các thế lực thân Tống ở phía bắc và đợt phản công của các tướng lĩnh Tống gồm Nhạc PhiHàn Thế Trung. Các tướng lĩnh Tống đã giành lại một số vùng lãnh thổ nhưng rồi lại phải thoái lui theo lệnh của Hoàng đế Tống Cao Tông, người ủng hộ giải pháp hòa bình cho cuộc chiến. Hiệp ước Thiệu Hưng (1142) thiết lập ranh giới của hai đế quốc dọc theo sông Hoài, nhưng các cuộc xung đột giữa hai bên vẫn tiếp diễn cho đến khi nhà Kim sụp đổ vào năm 1234. Hoàng đế thứ tư của nhà Kim, Hoàn Nhan Lượng, đã tiếp tục chiến tranh với nhà Tống nhưng nhận lấy thất bại. Ông thua trận Thái Thạch (1161) rồi mất mạng vì bị chính những sĩ quan bất mãn dưới quyền ám sát. Ở chiều ngược lại, dưới sự thúc đẩy của chủ nghĩa phục hưng lãnh thổ, nhà Tống tiến hành xâm lược nhà Kim (1206–1208) nhưng cũng không giành được thắng lợi. Một thập kỷ sau, nhà Kim phát động một chiến dịch quân sự chống lại nhà Tống vào năm 1217 để bù đắp phần đất đai mà họ đã mất vào tay người Mông Cổ. Năm 1233, nhà Tống liên minh với Mông Cổ, và ngay trong năm sau, họ cùng nhau giành lấy Thái Châu, nơi ẩn náu cuối cùng của hoàng đế nhà Kim. Năm 1234, nhà Kim chính thức sụp đổ. Sau khi nhà Kim diệt vong, nhà Tống trở thành mục tiêu tiếp theo của người Mông Cổ và rồi cũng bị xóa sổ vào năm 1279.Chiến tranh Kim–Tống đã mở ra một kỷ nguyên biến đổi chóng mặt về công nghệ, văn hóa và nhân khẩu học ở Trung Quốc. Các trận chiến giữa hai nước thúc đẩy sự ra đời của nhiều loại vũ khí sử dụng thuốc súng. Trận vây hãm Đức An năm 1132 là lần đầu tiên người ta ghi lại việc sử dụng hỏa thương, tổ tiên xa xưa của súng cầm tay. Ngoài ra còn có những báo cáo về sự xuất hiện của hỏa pháo gây cháy, thiết hỏa pháo gây nổ, hỏa tiễn,[lower-alpha 1] và các loại vũ khí liên quan khác. Ở miền bắc Trung Quốc, người Nữ Chân thiểu số đã cai trị một đế quốc chủ yếu là nơi sinh sống của các thần dân nhà Tống trước kia. Họ định cư tại những vùng lãnh thổ đã làm chủ rồi dần hòa nhập với văn hóa địa phương. Nhà Kim, một triều đại chinh phục, thiết lập một bộ máy quan liêu đế quốc tập trung theo mô hình của các triều đại Trung Quốc trước đây, dựa vào tính chính danh theo triết học Nho giáo. Những thần dân nhà Tống tị nạn từ miền bắc đã tái định cư ở khu vực phía nam Trung Quốc. Miền bắc là trung tâm văn hóa của Trung Quốc và cuộc chinh phạt của nhà Kim đã làm giảm vị thế khu vực của nhà Tống. Tuy nhiên, kinh tế Nam Tống vẫn nhanh chóng lấy lại sự thịnh vượng và hoạt động thương mại với nhà Kim vẫn sinh lời, bất chấp nhiều thập kỷ giao tranh. Lâm An, thủ phủ Nam Tống, mở rộng thành một thành phố thương mại tầm cỡ.

Chiến tranh Kim – Tống

Thời gianĐịa điểmKết quả
Thời gianTháng 11 năm 1125 – ngày 9 tháng 2 năm 1234
Địa điểm
Trung Quốc
Kết quả
  • Người Nữ Chân chinh phục bắc Trung Quốc
  • Triều đình nhà Tống dời đô về Lâm An
  • Giai đoạn Nam Tống bắt đầu
Tiếng Hán trung cổ /suoŋH kˠiɪm t͡ɕiᴇnHt͡ʃˠɛŋ/
Kết quả
  • Người Nữ Chân chinh phục bắc Trung Quốc
  • Triều đình nhà Tống dời đô về Lâm An
  • Giai đoạn Nam Tống bắt đầu
Phồn thể 宋金戰爭
Thời gian Tháng 11 năm 1125 – ngày 9 tháng 2 năm 1234
Địa điểm
Trung Quốc
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữTiếng Hán trung cổTiếng Hán trung cổ
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữSòng Jīn zhànzhēng
Tiếng Hán trung cổ
Tiếng Hán trung cổ/suoŋH kˠiɪm t͡ɕiᴇnHt͡ʃˠɛŋ/
Bính âm Hán ngữ Sòng Jīn zhànzhēng
Giản thể 宋金战争

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Chiến tranh Kim – Tống http://xh.5156edu.com/html5/53525.html //doi.org/10.1017%2FS0041977X02000320 //doi.org/10.2307%2F2646446 //www.jstor.org/stable/2646446 http://www.npm.gov.tw/hotnews/9910seminar/download... https://books.google.com/books?id=3SmKDwAAQBAJ&q=s... https://books.google.com/books?id=6D4attcqvOQC&q=5... https://books.google.com/books?id=6XfRAgAAQBAJ&pg=... https://books.google.com/books?id=IdYGiGan4o8C&pg=... https://books.google.com/books?id=YQMUNgAACAAJ